Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 26/03/2018 18:30 PM 
Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng hai năm Mậu Tuất
Ngày 25 tháng 03 năm 2018, nhằm ngày 09 tháng 02 năm Mậu Tuất, đông đảo Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa đã vân tập về chùa Bằng (Linh Tiên tự) từ sáng sớm để tham dự ngày tu bát quan trai theo lịch tu học hàng tháng.
Đúng 7h30' sáng, Đại đức Thích Thanh Tâm - Giáo thọ sư chùa Bằng đã làm lễ niêm hương bạch Phật và đăng đàn truyền giới cho hành giả tu tập Bát Quan Trai giới trong ngày tu này.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Sau đó, nhân kỷ niệm ngày Thái tử Tất đạt đa xuất gia 8/2 âm lịch, Đại đức giảng sư Thích Thanh Tâm đã thuyết giảng với chủ đề “ cầu Pháp để nuôi tâm”.
Trong giới hạn bài giảng, Đại đức giảng sư nêu lên hình ảnh một vị Tỷ khiêu hay còn gọi là khất sĩ, với hàm nghĩa rằng vị ấy khất thực để nuôi thân và khất Pháp để nuôi tâm. Đồ ăn, thức uống là phương tiện để nuôi sống tấm thân này nhưng giáo pháp, sự tu tập mới là thứ để nuôi dưỡng tâm tính, để ta mỗi ngày tu tập. Do vậy, yếu tố cầu Đạo ở đây chính là trạch Pháp, tức là chọn phương pháp tu tập để vượt trên những ham muốn đời thường.
Chữ “cầu” trong cầu Pháp, hay cầu an, cầu siêu… nghĩa là cầu nguyện chứ không phải cầu xin. Đức Thế Tôn không phải là người ban phúc giáng họa nên không phải là vị thần để mình đến cúng dường rồi cầu xin Ngài những danh lợi nơi thế gian. Nếu người là như thế, thì ai giàu có, cúng Ngài nhiều thì Ngài ban cho nhiều còn người cúng ít Ngài ban ít, người không cúng dường Ngài thì Ngài không ban. Mình đến chùa, cầu xin Phật như vậy, tự ta biến ta thành kẻ ăn mày Đức Phật. Bởi vì, mối quan hệ giữa ta và Phật là đấng cha lành và đàn con, nên được gọi Phật tử - một danh hiệu cao quý; tuy nhiên vì hiểu sai nên biến thành người dưng, kẻ ăn mày nơi của chùa. Vì vậy, chữ “Cầu pháp” chính là nguyện Đức Phật chứng minh cho việc tự mình chọn con đường sáng để đi đến bến bờ hạnh phúc.
Do đó, cầu được pháp hay trạch Pháp rồi thì phải biết Tâm của mình ở đâu. Đức Cố Trưởng lão hiệu Huyền Quang có treo hai câu đối trên đầu giường:
Tìm Tâm nơi cơm nước
Thấy Phật lúc nói cười
Tìm Tâm nơi cơm nước là hình ảnh ví dụ về con người khi gặp những việc liên quan đến lợi ích cá nhân mình hay lợi ích tập thể trong nhóm của mình, lúc đó Tâm của mình mới thể hiện ra rõ rệt nhất, Tâm tốt hay Tâm xấu, Tâm thương yêu, Tâm nhường nhịn hay Tâm tật đố, Tâm tranh giành đều hiển hiện ra rõ ràng nhất. Người tu Phật phải biết quán chiếu Tâm mình những khi ăn, khi uống, những khi ta gặp lợi ích hay nghịch cảnh để biết rằng Tâm ta có còn tham lam, có còn sân hận, có còn ích kỷ, có còn những điều chấp trước.. hay không để ta thấy ta cần phải tu tập, hành trì tinh tấn, để ta cầu Pháp mà nuôi Tâm.
Thấy Phật lúc nói cười nghĩa là khi đi đứng, nằm ngồi, nói, cười, giao tiếp với mọi người, lúc nào ta cũng phải như Thấy Phật trước mặt để mình luôn luôn giữ gìn oai nghi, luôn giữa Tâm thanh tịnh, tâm từ bi hỷ xả, khi đó mỗi hơi thở của mình thấm đẫm chất Phật, mỗi hành động của mình thấm đẫm chất Phật, mỗi bước chân của mình thấm đẫm chất Phật, mỗi lời nói của mình thấm đẫm chất Phật. Khi đó chúng ta mới xứng đáng là người con thực sự của Đức Thế Tôn.
Cuối cùng, đại đức giảng sư mong rằng toàn thể đại chúng hãy ghi nhớ "Cầu Pháp để nuôi Tâm, là ta chọn con đường chính Pháp để luyện Tâm mình, đi theo con đường chính đạo, tránh xa con đường tà đạo, thể hiện cung cách trong đời sống hằng ngày, mỗi phút giây, mỗi hành động đều mang tinh thần chính Pháp. Làm được như vậy là dần dần, từng bước ta đang bước đến bến bờ hạnh phúc bền lâu. Còn nếu không làm được như thế thì mỗi bước chân lại đang đưa ta tới cảnh giới đau khổ. Mỗi người chúng ta phải biết tự cầu Pháp để nuôi Tâm, để chúng ta xứng đáng với ý nghĩa là người con của Đức Thế Tôn chứ không chỉ mãi là kẻ ăn mày nơi cửa Phật".

 
 
 
 
 
 
 

Sau đó, dưới sự chủ lễ của quý Thầy, toàn thể đại chúng tiếp tục trì tụng quyển thứ nhất Bộ Kinh Pháp Hoa nhằm cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, Phật pháp hưng long.

 
 
 
 
 
 
Nghi thức cúng Quá Đường
 
 

Buổi chiều cùng ngày, dưới sự chủ lễ của quý Thầy, đại chúng tiếp tục trì tụng Kinh Dược Sư khép lại ngày tu an lạc tháng hai năm Mậu Tuất trong niềm hỷ lạc viên mãn.

 
 
 
 
 
 

BBT website
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC