Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 29/04/2017 18:07 PM 
Nghệ An: Tọa đàm về định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam
Hôm nay, 29-4 (4/4/Đinh Dậu), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm về định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam (thẩm định lần thứ IV - Đề án Pháp phục và Ngôn ngữ) tại Tp.Vinh, tỉnh Nghệ An.
Chứng minh và tham dự có HT.Thích Thanh Nhiễu - Phó chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; HT.Thích Bảo Ngiêm, HT.Thích Quảng Tùng - đồng Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Trung Hậu - Trưởng Ban Văn hóa TƯ GHPGVN; TT.Thích Đức Thiện - Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN; HT.Thích Hải Ấn, TT.Thích Thọ Lạc - đồng UVTT HĐTS, Phó Ban TT Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN; HT.Thích Huệ Minh - Phó Trưởng ban TT Ban Nghi lễ T.Ư GHPGVN; HT.Danh Lung - UVTT HĐTS, Phó ban Văn hóa T.Ư GHPGVN; TT.Thích Bửu Chánh - Phó ban Văn hóa T.Ư GHPGVN cùng chư tôn giáo phẩm Ban thường trực HĐTS, UV HĐTS, các ban ngành viện TƯ GHPGVN và BTS các tỉnh thành phố trong cả nước đồng về tham dự.
 



 
Ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban TT ban Tôn giáo Chính phủ; ông Trần Xuân Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Bộ Nội vụ; ông Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An; ông Lưu Công Vinh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Nghệ An, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và đông đảo quý Phật tử cùng đến tham dự buổi hội thảo.
 

 
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, HT.Thích Trung Hậu cho biết, buổi tọa đàm hôm nay là hoạt động tiếp theo thuộc Đề án “Định hướng đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt Nam” đã được triển khai từ năm 2014 nhằm từng bước cung cấp những cơ sở khoa học cho việc thực hiện Đề án đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Đây là lần thẩm định lần thứ IV với nội dung về pháp phục và ngôn ngữ Phật giáo, được tiến hành một cách khoa học, bán sát thực tiễn với sự tham gia đóng góp ý kiến của chư tôn đức Tăng ni thuộc các hệ phái, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực này. Vì vậy, đây sẽ là sản phẩm nghiên cứu chung, là ước nguyện của các hệ phái và sẽ được triển khai trong thực tiễn, góp phần phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới.
 

 
Phát biểu đề dẫn, TT.Thích Thọ Lạc đã nêu bật ý nghĩa của buổi tọa đàm. Theo đó, buổi tọa đàm nhằm thẩm định đề án Pháp phục, thuộc đề án "Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam"; thống nhất màu sắc, kểu dáng, chất liệu pháp phục cho 4 hệ phái Phật giáo Việt Nam sử dụng cho quốc lễ và quốc tế lễ (bao gồm: Lễ phục, giáo phục, thường phục, túi đãi, áo khoác, giầy dép, v.v..). Qua đó làm cơ sở trình HĐTS GHPGVN phê duyệt, tiếp tục triển khai sản xuất pháp phục kịp thời phục vụ cho các đại biểu là Tăng ni, Phật tử tham dự Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ 8 vào tháng 11 năm 2017. 
 



 
Tại buổi tọa đàm, chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội đã đóng góp nhiều ý kiến, một lần nữa thống nhất về vấn đề pháp phục mà cách đây hơn nửa Thế kỷ, năm 1952, chư vị trưởng lão tiền bối trong phong trào chấn hưng Phật giáo đã dày công thiết định và duy trì. 


 
Đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành, ông Bùi Thanh Hà có bài phát biểu, tin tưởng trong bối cảnh văn hóa hiện nay, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ nêu bật và phát huy truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam trong đó có pháp phục và ngôn ngữ Phật giáo thống nhất trong đa dạng, thể hiện tinh thần văn hóa dân tộc Việt Nam đậm đà bản sắc, độc lập, tự cường.
 

 
Thay mặt chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội, TT.Thích Đức Thiện phát biểu tán thán công đức của chư tôn đức Tăng Ni Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã đóng góp ý kiến cho buổi tọa đàm được thành tựu viên mãn. Thượng tọa nhấn mạnh, hình thức pháp phục chính là thành tố quan trọng tạo lên oai nghi, phẩm hạnh thanh tịnh của bậc xuất trần đại sĩ; và đó cũng chính là hình thái, sức mạnh của Phật giáo -  đạo giáo từ bi, trí tuệ, vị tha, vô ngã đã đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Chính vì thế, buổi tọa đàm lần này mang nhiều ý nghĩa, là cơ sở để định hướng và từng bước điều chỉnh, thực hiện các vấn đề cần thiết đối với pháp phục và ngôn ngữ Phật giáo, nhằm giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo - thống nhất trong đa dạng, giàu bản sắc và phát triển bền vững. 
 
Xin trân trọng gửi tới quý độc giả một số hình ảnh đã ghi nhận được:
































































































 

 Hoàng Tuấn - Phúc Thông
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC