Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 04/09/2016 10:15 AM 
Thanh Hóa: Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa trong dòng chảy lịch sử dân tộc
Thực hiện kế hoạch số: 67/KH.HĐTS ngày 27/5/2016 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc tổ chức Đại lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (07/11/1981 – 07/11/2016); Được sự đồng ý của UBND tỉnh Thanh Hóa, sáng ngày 3/9/2016 tức ngày 3/8/Bính thân, tại trụ sở BTS Phật giáo Thanh Hóa - chùa Thanh Hà - số 34 Bến Ngự - P. Trường Thi - Tp. Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo “Phật giáo Thanh Hóa trong dòng chảy lịch sử dân tộc" .
Chứng minh buổi lễ có: HT. Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa; ĐĐ. Thích Tâm Đức - Phó Ban Pháp chế, ủy viên HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa;,Ni trưởng Thích Đàm Nhung - Nguyên ủy viên HĐTS, Nguyên Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa cùng chư tôn đức Phó BTS tỉnh: ĐĐ. Thích Tâm Minh, ĐĐ. Thích Tâm Định, Ni sư Thích Đàm Hòa, Ni sư Thích Đàm Thành, chư tôn đức Thường trực BTS tỉnh, các huyện thị thành phố, trụ trì các chùa trong tỉnh.
Về phía chính quyền có: Ông Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Ông Bùi Hải Vinh - Phó giám đốc Sở nội vụ, Trưởng Ban tôn giáo tỉnh cùng quý vị đại diện cho các cơ quan ban ngành TW và địa phương, các nhà nghiên cứu khoa học và đông đảo nhân dân tín đồ Phật tử đã về tham dự hội thảo.

 
Văn nghệ chào mừng

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Mở đầu chương trình, ĐĐ. Thích Tâm Đức đã đọc diễn văn khai mạc Hội thảo nhân Đại lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội thảo khoa học với chủ đề "Phật giáo Thanh Hóa trong dòng chảy lịch sử dân tộc".
Nội dung Hội thảo tập trung vào các vấn đề sau:
1. Phật giáo Thanh Hóa trong lịch sử
2. Vai trò Phật giáo Thanh Hóa trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp
3. Phật giáo Thanh Hóa trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc
4. Phật giáo với các dân tộc thiểu số

 
 
 

Tiếp theo, HT. Thích Bảo Nghiêm đã phát biểu chúc mừng hội thảo. Trước nhất, Hòa thượng tán thán những hoạt động ích Đạo – lợi Đời mà BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm được trong thời gian qua. Tỉnh Thanh Hóa cũng là một trong 63 tỉnh thành của Phật giáo trong cả nước để xây dựng nên ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Ngôi nhà Phật giáo Việt Nam là sự kế thừa, ổn định và phát triển của Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc mà GHPGVN với phương châm hoạt động là “Đạo Pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” cũng như với chủ đề của nhiệm kỳ VII 2012 – 2017 là “Kế thừa - ổn định và phát triển”, luôn luôn đồng hành cùng dân tộc từ xưa tới nay. Hòa thượng nhấn mạnh “kế thừa di sản Phật giáo Việt Nam hơn 2000 năm từ ngày đầu kỷ nguyên thế kỷ thứ nhất của Tây Lịch cho tới ngày nay, Phật giáo luôn luôn đồng hành cùng dân tộc trên tinh thần hộ quốc an dân và ổn định phát triển trong lòng dân tộc. GHPGVN cũng là sự kế thừa của lịch đại Tổ sư truyền thừa qua các Tông phái và qua các hội Phật học”. Đặc biệt, với hội thảo của tỉnh Thanh Hóa kỉ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN lần này, Hòa thượng cũng chia sẻ “Đây là một chủ đề rất ý nghĩa, để nói lên truyền thống của Phật giáo với dân tộc, dân tộc với Phật giáo trong hơn 2000 năm qua. Phật giáo Thanh Hóa cũng được kế thừa bởi các bậc Tổ sư, theo như các nhà nghiên cứu thì những ngày đầu kỉ nguyên độc lập của nhà nước VN, Ngài Khuông Việt Ngô Chân Lưu khi phụ tá cho vua Đinh Tiên Hoàng một nhà nước quân chủ đầu tiên của Việt Nam, với công trạng của Ngài nên đã được vua phong tước hiệu Khuông Việt Tăng thống, điều này cũng ảnh hưởng tới Phật giáo xứ Thanh của chúng ta. Hội thảo này chúng ta sẽ được lắng nghe những bài tham luận của những nhà nghiên cứu khoa học, những giáo sư tiến sĩ để từ đó tìm ra được những điểm mới, đặc biệt của lịch sử Phật giáo xứ Thanh với dân tộc và Phật giáo xứ Thanh với Phật giáo Việt Nam. Qua đó những người con Phật sẽ càng thêm tự hào về truyền thống của Phật giáo Việt Nam với dân tộc, tự hào về một tôn giáo có hơn 2600 năm hiện hữu tồn tại và phát triển”. 

 
 
 
 

Đại diện chính quyền, Ông Phạm Đăng Quyền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có lời phát biểu ghi nhận sự đóng góp của Phật giáo cả nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng: “Sau 32 năm thành lập và phát triển, Phật giáo Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả các mặt hoạt động Phật sự. Những thành tích mà Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà đạt được trong hơn 32 năm qua là rất đáng trân trọng, góp phần to lớn vào những thành tích chung của GHPGVN, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của GHPGVN”. Nhân dịp này, BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã nhất trí đề nghị chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 9 cá nhân là Tăng, Ni và cư sỹ có thành tích xuất sắc trong hoạt động Phật sự giai đoạn từ năm 2011 – 2016.

 
 
 
 
 
Ông Phạm Đăng Quyền đại diện cho chính quyền tặng hoa chúc mừng

Sau đó, hội thảo đã lắng nghe 10 bài tham luận của các giáo sư, tiến sĩ nghiên cứu đại diện cho các nhóm vấn đề, cùng nghe 5 lượt ý kiến phát biểu thảo luận. Những vấn đề thảo luận chung đều nhấn mạnh một số vấn đề sau:
1. Phật giáo du nhập vào Thanh Hóa từ rất sớm, cùng với sự du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam. Phật giáo Thanh Hóa phát triển ngày càng phổ biển và vững mạnh qua các thời kỳ lịch sử. Ngay từ thời Bắc thuộc, trên đất Thanh Hóa ngày nay đã có ngôi đạo tràng lớn mà về sau gọi là ngôi chùa lớn, cùng sản sinh các nhân vật lịch sử, các thiền sư danh tiếng đóng góp cho sự hoằng pháp và phát triển Phật giáo của Thanh Hóa nói riêng và của đất nước nói chung. Từ thời kỳ độc lập tự chủ, Thanh Hóa là chỗ dựa căn bản để bảo vệ đất nước, nên ngày càng có nhiều dòng tộc lớn, danh nhân chuyển đến cai quản và định cư, cùng với sự mở rộng Phật giáo ở đây. Phật giáo Thanh Hóa thời Lý Trần có sự phát triển mạnh mẽ với số lượng văn bia và những ngôi đại danh lam được dựng ở đây trong thời kỳ này là rất lớn. Từ thời Lê sơ, đến Lê trung hưng và thời Nguyễn, kể cả trong thời gian ác liệt của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Phật giáo vẫn được duy trì, mặc dù có lúc thăng lúc trầm, nhưng luôn đi lên và ngày càng mở rộng.  
2. Tượng pháp và chùa tháp Thanh Hóa có nét đặc trưng qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó tiêu biểu là bệ đá hoa sen và tượng thờ A Di Đà là biểu trưng Phật điện thời Lý,  ảnh hưởng sâu đậm đến các đời sau ở các ngôi chùa Thanh Hóa.  Chẳng vậy mà nơi đây đến thời Lê trung hưng niên hiệu Chính Hòa vẫn làm bệ đá hoa sen theo khuôn mẫu bệ đá thời Trần; lại có tượng A Di đà chạm liền khối trong hang đá.
Cùng với hệ thống chùa tháp được xây dựng là các thiền sư và Thiền phái xuất hiện, phát triển và mở rộng ở Thanh Hóa.
3. Phật giáo xứ Thanh ngày càng có vai trò to lớn đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển vững chắc, tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát huy giá trị tốt đẹp, cao cả của mình trong nhiều mặt của đời sống xã hội, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
4. Một số kiến nghị:
- Cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn sự du nhập Phật giáo vào Thanh Hóa: con đường du nhập, thời điểm du nhập: địa điểm hồ Công có dấu tích nhà sư Ấn Độ; các dấu tích văn hóa Chăm pa gắn với sự du nhập Phật giáo từ phía nam lên.
- Đối với quê quán Thiền sư Khuông Việt, cần thiết tổ chức hội thảo khoa học để xác định cụ thể hơn sự gắn bó của vị thiền sư danh tiếng này với Thanh Hóa.
- Chuẩn bị tư liệu tiến tới biên soạn tập sách Lịch sử Phật giáo Thanh Hóa.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Phật giáo Thanh Hóa, đồng thời tăng cường hoạt động của Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa góp phần đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Kiến nghị với Ủy bân nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và Sở Văn hóa thông tin du lịch tỉnh Thanh Hóa lập hồ sơ đặt tên đường phố hoặc danh thắng cho một số Thiền sư người Thanh Hóa có cống hiến to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước và hoằng dương Phật pháp.
Hội thảo đã thành tựu viên mãn lúc 11h00 trong niềm hoan hỷ và thắm tình đạo vị.

 
PGS.TS Đinh Khắc Thuân báo cáo đề dẫn

 
 
 
 
 
 
Ts. Phạm Văn Tuấn với bản tham luận "Phật giáo Thanh Hóa trước thế kỷ X từ góc nhìn Văn hóa Kinh Tế"

 
Bà Trần Thị Băng Thanh với tham luận “Lý Thường Kiệt với Đạo Phật ở Thanh Hóa”

 
ĐĐ. Thích Nguyên Phong trình bày thay ĐĐ. Thích Nguyên Đạt: "Tìm hiểu về vị Thủy tổ thiền phái Lâm Tế chính tông phật giáo Thanh Hóa. Thiền sư Chuyết Công (1590-1644)"

 
 
 
PGS.TS Trường Sỹ Hùng: “Lê Thánh Tông với Phật giáo Đại Việt”

 
TS. Hoàng Minh Tường với bản tham luận “Phật giáo trong lòng nhân dân Thanh Hóa”

 
Đại đức Thích Tâm Minh: “Vai trò Hoằng pháp trong xứ mệnh truyền bá chính pháp”

 
Ông Trịnh Tiến Huynh: “Phật giáo tỉnh Thanh Hóa và sự phát triển trong thời kỳ đổi mới”

 
TS. Mai Văn Tùng: “Phật giáo trong đời sống các tộc người thiểu số ở Thanh Hóa”

 
Ths. Đại đức Thích Tâm Chính: “Vai trò, trách nhiệm của Tăng Ni trẻ trong thời đại mới”

 
 
 
 
 
 
 
Đại đức Thích Tâm Đức phát biểu bế mạc hội thảo

BBT website
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC