Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 02/09/2016 10:34 AM 
Ni sư Thích Đàm Lan bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ
Chiều ngày 31 tháng 08 năm 2016, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng khoa học của trường đã tổ chức buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Phan Thị Lan (Ni sư Thích Đàm Lan) – Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, Trưởng ban từ thiện GHPGVN Thành phố Hà Nội, Trưởng BTS GHPGVN Quận Long Biên, chuyên ngành Tôn giáo học, Mã số 62229001, với đề tài: ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC NGƯỜI DÂN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Quốc gia có: Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực HĐTS TWGHPGVN; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW GHPGVN; Hòa thượng Thích Quảng Tùng – Phó chủ tịch HĐTS TW GHPGVN; HT Thích Thanh Đạt - Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni TW, Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội; Thượng tọa Thích Thanh Điện - Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng TWGHPGVN, Phó thường trực Ban hướng dẫn Phật tử TW cùng chư tôn đức Tăng Ni trong sơn môn Tổ đình Bồ Đề và đại diện Phật tử đã về tham dự buổi bảo vệ luận án này.
Về phía khách mời có: Bà Hà Thị Duyên – đại diện Ban tôn giáo TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ông Vũ Ngọc Triều – Phó trưởng phòng an ninh Phật giáo cục an ninh xã hội Bộ công an.
Về phía trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn có: Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim – Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng nhà trường; Giáo sư Tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Văn Khánh – Viện trưởng viện chính sách quản lý, nguyên Hiệu trưởng nhà trường; Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Hội đồng khoa học gồm: Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo (Hội đồng lý luận TW) – Chủ tịch Hội đồng; Phó giáo sư Tiến sĩ Đặng Hữu Toàn (Viện triết học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) – Phản biện; Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương (Viện nghiên cứu Tôn giáo) – Phản biện; Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phú Lợi (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) – Phản biện; Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Thị Kim Oanh (Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) – Thư ký; Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) - Ủy viên; Phó giáo sư Tiến sĩ Đỗ Thị Hòa Hới (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) - Ủy viên; Giáo sư Tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Hữu Vui là người Hướng dẫn.
Qua thời gian hơn 3 giờ làm việc, Hội đồng khoa học đưa ra những kết quả đánh giá khá cao về đề tài mà nghiên cứu sinh Phan Thị Lan (Ni sư Thích Đàm Lan) đã nghiên cứu và trình bày. 
Hội đồng đều cùng chung một nhận định cho rằng nghiên cứu sinh đã biết kết hợp nhuần nhuyễn và sâu sắc giữa lý luận và thực tiễn. Bản tóm tắt của luận án phản ánh trung thực chính văn của luận án. Đề tài luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn phù hợp với chuyên ngành Tôn giáo học mã số 62229001, không trùng lặp với các luận văn luận án các công trình khoa học đã bảo vệ trong những năm gần đây. Kết cấu luận án cơ bản là hợp lý; cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, văn phong luận án mạch lạc, trình bày đúng quy định của luận án. Kết quả chính của luận án bao gồm: luận án đã tổng hợp được một lượng tài liệu có liên quan đến đề tài khá phong phú, phần lý thuyết được triển khai rõ ràng, do vậy phần tổng quan đã bám sát nội dung của luận án. Luận án đã khái quát được những nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và văn hóa đạo đức người dân quận Long Biên – Hà Nội, đây là cơ sở để luận án triển khai nội dung ở các chương tiếp theo. Luận án cũng đã phân tích vai trò đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức của người dân quận Long Biên – Hà Nội thể hiện qua hai góc độ: hành vi đạo đức của giới tu sĩ Phật giáo và hành vi đạo đức của tín đồ Phật tử tại gia. Luận án đã chỉ ra xu hướng vận động của đạo đức Phật giáo đối với xã hội Việt Nam trong những năm tới và đưa ra được những giải pháp kiến nghị nhằm phát huy những giá trị đạo đức Phật giáo trong thời gian tới đối với người dân. 
Hội đồng đã nhất trí đánh giá bản luận án đạt kết quả xuất sắc với 7/7 phiếu.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

BBT website
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC