Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 20/06/2016 14:50 PM 
Lễ khánh thành tượng và kỷ niệm lần thứ 998 ngày Giỗ Quốc sư Vạn Hạnh
Sáng ngày 19 tháng 06 năm 2016, nhằm ngày rằm tháng 5 năm Bính Thân, tại chùa Thiên Tâm (Tiêu sơn cổ tự) – xã Tương Giang – thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh đã trang nghiêm long trọng tổ chức lễ khánh thành tượng Thiền sư Lý Vạn Hạnh và kỷ niệm 998 năm ngày mất của Ngài.
Chứng minh buổi lễ có: Hòa thượng Thích Thanh Dũng – Phó thư ký HĐCM GHPGVN; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW GHPGVN; Thượng tọa Thích Thanh Dũng – Phó BTS GHPGVN Tỉnh Bắc Ninh, Trưởng Ban giáo dục Tăng Ni, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học tỉnh Bắc Ninh; Đại đức Thích Kiến Nguyệt – trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên; Đại đức Thích Tâm Thuần - Ủy viên thường trực Ban hoằng pháp TW, Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc; Đại đức Thích Tỉnh Thuần – Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức; Ni trưởng Thích Đàm Chính – chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh Bắc Ninh; Ni trưởng Thích Đàm Trúc – chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh Bắc Ninh cùng chư tôn đức Tăng Ni đến từ các chùa, thiền viện trong và ngoài tỉnh đã về tham dự buổi lễ.
Về phía chính quyền có: Ông Nguyễn Xuân Vịnh – Trưởng Ban tôn giáo tỉnh Bắc Ninh; Ông Nguyễn Văn Toán – Phó bí thư thị ủy Từ Sơn; Ông Nguyễn Xuân Thanh – Phó chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn; Ông Trần Đức Quyết – Thị ủy viên, Phó chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn cùng quý vị đại diện các cơ quan chức năng, ban ngành sở tại và đông đảo thiện nam tín nữ Phật tử xa gần đã về tham dự buổi lễ.

 
 
 
 
Văn nghệ chào mừng 

 
 
 
 
 
 
 

Mở đầu buổi lễ là nghi thức dâng hoa cúng dường của Thanh thiếu niên Phật tử chùa Tiêu Sơn, và nghi thức trống hội, múa lân sư rồng.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Sau đó, ông Vũ Văn Sẻ - đại diện ban quản lý đã đọc báo cáo xây dựng chùa. 
Theo bản báo cáo, Tiêu Sơn cổ tự là một trung tâm Phật giáo lớn thuộc Châu cổ pháp xưa xứng đáng được nhắc đến trong những trang đầu tiên của lịch sử Vương triều Lý. Chùa Tiêu còn có tên gọi khác là Chùa Thiên Tâm, tên gọi Thiên Tâm nghĩa là ngôi chùa đứng giữa trời đất một vùng, ngôi chùa được xây dựng từ thời tiền Lê, đến thời nhà Lý đã khang trang bề thế, như vậy tính đến nay chùa đã trên 1000 năm tuổi. Chùa tọa lạc trên đỉnh đồi cao, nhìn xuống dòng Tiêu Tương cổ, tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình. Từ cổng chùa sau khi đã leo hết các bậc thang đặt bước chân đầu tiên lên sân chùa, trước mặt là Nhà bia, trên cột có đôi câu đối viết bằng chữ Hán: Lý Gia linh tích tồn bi ký - Tiêu lĩnh danh khu đắc sử truyền. Nghĩa là: Dấu thiêng nhà Lý còn bia tạc – Danh thắng non Tiêu có sử truyền. Mặc trước của tấm bia khắc 4 chữ hán lớn Lý Gia Linh Thạch, nghĩa là hòn đá thiêng của nhà Lý, mặt sau có khắc những chữ hán nhỏ kể về những nhân vật và sự kiện tiêu biểu của dòng họ Lý. Sử cũ ghi rằng Núi Tiêu Sơn có chùa Thiên Tâm, tại đây bà Phạm Thị làm thủ hộ, một đêm bà nằm mơ gặp người thần rồi mang thai sinh ra Lý Công Uẩn. Tấm bia này được khắc từ thời Hậu Lê, chứng minh về cội nguồn nhà Lý mà người xưa đã để lại cho chúng ta hôm nay. Như vậy có thể nói, chùa Tiêu Sơn là nơi phát tích của vương triều Lý, vương triều đã có công định đô Thăng Long ngàn năm văn hiến, khai sáng nền văn minh Đại Việt, mở ra một thời kỳ phát triển cường thịnh của Phật giáo như là một quốc sắc.
Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Sư cụ đã quyết định xây tượng Ngài trên đỉnh Núi Tiêu để tỏ lòng kính trọng ghi công lao của Ngài đã có công giúp dân, giúp nước lập ra Vương triều nhà Lý.
Năm 1993 tượng Quốc sư Lý Vạn Hạnh được khởi công xây dựng trên đỉnh Núi Tiêu trong điều kiện kinh tế và phương tiện kỹ thuật rất khó khăn. Gần đến ngày hoàn thành có sự cố xảy ra, Sư cụ quyết định đưa bài kệ của Đức Phật lên bia mặt bên của bia bên trái bài trừ tắc mặc ác, khuyên răn mọi người chỉ làm việc tốt, việc ác phải tránh. Do lúc đó tượng làm bằng bê tông, gạch, tượng đặt ngoài trời đã bị nứt, vỡ làm mất cảnh quan và sự uy nghi của Ngài. Một lần nữa thể theo nguyện vọng của nhân dân, khách thập phương, Sư cụ, Sư thầy lại đứng ra thực hiện tâm nguyện với Tổ. Sư cụ, Sư thầy đã giao trọng trách cho một số Phật tử thực hiện lập dự án, báo cáo xin chủ trương của Đảng ủy, UBND, Ban quản lý dự án được thành lập xin phép các cấp và đã được UBND thị xã, Phòng văn hóa thông tin thị xã đề nghị Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Bảo tàng, Ban quản lý di tích tỉnh chấp thuận cho phép nâng cấp, tu bổ, giữ nguyên tỉ lệ 1/1 nguyên mẫu cũ, chỉ thay thế bằng vật liệu trường tồn hàng ngàn năm bằng đá hoa cương, cứng nhất trong các loại đá đúng sạn kim cương, đá được khai thác trong mỏ Vũng Tàu trở về Đà Nẵng tạc tượng Ngài, quy mô tượng cao 5m, chiều cao của đế 3m, trọng lượng cả tượng và đế khoảng 70 tấn. Tượng cũ được hóa giải, cải tang vào trong bệ tượng, mở rộng sân từ 100m2 lên 300m2, lát đá sân, làm lan can chạy 4 mặt chất liệu bằng đá Thanh Hóa có chất lượng cao. Về thiết kế bệ tượng chịu lực của pho tượng được 7 lần so với thiết kế trung bình.

 
 
 
 
 
 
 
 

Sau đó, Phật tử Lê Đức Sỹ đã đại diện hàng Phật tử dâng lời cảm niệm tới chư tôn đức chứng minh và toàn thể hội chúng.

 
 
 
 
 
Ông Tạ Huy Hoàng - Phó bí thư, chủ tịch xã Tương Giang phát biểu tại buổi lễ

 

Tại buổi lễ, sau lời phát biểu của đại diện chính quyền, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm có lời đạo từ chia sẻ với đại chúng về 4 vấn đề. Thứ nhất, Hòa thượng khẳng định Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc qua suốt hơn 2000 năm lịch sử. “Trong những năm giữa của thế kỷ thứ 9 và thứ 10, chúng ta thấy rằng đất nước bắt đầu vào thời kỳ độc lập. Cho tới khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi – vị vua đầu tiên xưng đế, nhà vua đã biết dựa vào lực lượng của nhân dân và tôn giáo đương thời của người dân chính là Đạo Phật, tìm ra những nhân tài trong Đạo Phật để phù vua giúp nước, mà tiêu biểu là Thiền sư Ngô Chân Lưu. Với công lao của Ngài, đóng góp cho vương triều của nhà Đinh được vua Đinh tôn kính phong tặng chức Quốc sư, phong tặng chức Tăng thống, thánh hiệu là Khuông Việt. Đến vương triều nhà Lý, kế tiếp của vương triều nhà Đinh và Tiền Lê, Quốc sư Vạn Hạnh – Tổ sư trụ trì nơi đây của chúng ta cũng như là ở ngôi chùa Lục Tổ ở gần địa phương đây, là một vị Thiền sư cao thiền thạc đức, vận dụng Giáo lý Phật Đà trong tinh thần uyển chuyển, để phù cho xã tắc sơn hà. Trước tình cảnh lâm nguy của đất nước, thù trong giặc ngoài, cho nên Ngài đã vận dụng tinh thần đó để đưa người con nuôi của mình là một chú tiểu trong chùa để tiến cử vào triều đình, lập nên một vương triều mới là vương triều nhà Lý trải qua 8 đời vua trong 215 năm khởi sáng do Đức vua Lý Thái Tổ - tức ngài Lý Công Uẩn, có công của Đức Quốc sư Vạn Hạnh. Qua đó, chúng ta học được sự kết hợp của các vị Tổ sư sau này, đặc biệt là vương triều nhà Lý đã vận dụng được tinh thần tùy duyên bất biến của Đạo Phật, cho nên có nhiều vị Thiền sư đứng ra giúp nước, một lực lượng Quốc sư rất đông mà trong sử sách đã ghi lại”.
Thứ hai, Hòa thượng đã nhắc lại về sự nghiệp và đạo hạnh của Đức Quốc sư Vạn Hạnh “Ngài luôn có tâm giải thoát và ngài rất chuyên tâm tu tập lúc đó là ở chùa Lục Tổ. Ngài nhìn mọi sự vật qua lăng kính tri tâm vô trụ”.  
Thứ ba, Hòa thượng đã tán thán công đức của Ni trưởng Thích Đàm Chính – trụ trì chùa Thiên Tâm trên núi Tiêu Sơn đã “gìn giữ nơi già lam, phát huy nét đẹp thanh tịnh của chốn thiền môn, của tổ đình thanh tịnh không đặt thùng công đức”, nhưng Hòa thượng không quên khẳng định với đại chúng “Đây có sự đóng góp rất lớn của Phật giáo tỉnh Bắc Ninh - huyện Tiêu Sơn và sự đóng góp chủ yếu quan trọng của chư Tăng Ni trong khối thiền viện Trúc Lâm, đặc biệt là Đại đức Thích Kiến Nguyệt”. Cuối cùng là vấn đề kỷ niệm 1000 năm Giỗ Đức Quốc sư, Hòa thượng mong rằng “tinh thần này sẽ đệ trình lên TW Giáo hội và năm 2018, năm bản lề đầu tiên của nhiệm kỳ 8 của GHPGVN, BTS GHPGVN các tỉnh thành, chính quyền các cấp và sở tại sẽ tổ chức long trọng một nghìn năm giỗ Quốc sư Vạn Hạnh để chúng ta tri ân Tổ, học tập và noi theo tấm gương đạo hạnh của Tổ”.

 
 
 
 
 
 
 
Ni trưởng Thích Đàm Chính phát biểu cảm tạ chư tôn đức chứng minh

 
 

Nhân dịp này, Ban tổ chức đã trao tặng 40 phần quà trị giá hơn 20 triệu đồng tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn thị xã Từ Sơn. 
Cuối buổi lễ là nghi thức cắt băng khánh thành tượng Quốc sư Vạn Hạnh trong niềm hoan hỷ vô biên của toàn thể đại chúng.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

BBT website
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC