Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Hoạt động Phật sự
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 19/04/2016 16:00 PM 
Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng ba năm Bính Thân
Ngày 17 tháng 04 năm 2016, nhằm ngày 11 tháng 03 năm Bính Thân, đông đảo Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa đã vân tập về chùa Bằng (Linh Tiên tự) để tham dự ngày tu bát quan trai theo lịch tu học hàng tháng.
Đúng 7h30, Đại đức Thích Quảng Phú - Ủy viên Ban hoằng pháp TW đã làm lễ niêm hương bạch Phật, đăng đàn truyền giới Bát Quan Trai cho hàng Phật tử. 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Sau đó, toàn thể đại chúng đã trang nghiêm lắng nghe thời pháp thoại của Đại đức Thích Thanh Tâm - Ủy viên Ban hoằng pháp TW, Giáo thọ sư chùa Bằng với chủ đề "Ý nghĩa ngôi chùa qua một bài thơ" trong ngày tu an lạc của đạo tràng.
Ở đây, bài thơ mà đại đức giảng sư đề cập là bài thơ của Lý Thiệp và bài thơ của Mạc Tử Sơn. Ngôn từ giống nhau, chỉ đảo nhau vị trí câu 1 và câu 4 mà khác nhau xa vời về ý nghĩa, khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ về giá trị của ngôi chùa và cả về nếp sống trong ngôi chùa đó.
Chung nhật hôn hôn túy mộng gian
Hốt văn xuân tận cưỡng đăng san
Nhân quá trúc viện phùng tăng thoại
Hựu đắc phù sinh bán nhật nhàn. 
Cảm hứng của nhà thơ Lý Thiệp chớm dậy từ đời sống thường nhật, giữa những bận rộn tất bật, tâm tư như đang chập chờn trong cơn mộng say. Khi hay mùa xuân sắp hết, vội vã đi tìm một khoảng lặng giữa núi rừng, nghĩa là đi tìm chút thanh nhàn, chút buông xả để bù đắp cho tháng ngày miệt mài vật lộn trên trường công danh, phú quý. Đi qua viện trúc, tình cờ gặp nhà sư; ông đứng lại trò chuyện. Trò chuyện một lúc, nhà thơ chợt cảm thấy mình đã có được một nửa ngày nhàn trong suốt cả cuộc đời chìm nổi lênh đênh. 
Khoảng một trăm năm sau, đời nhà Tống, có anh học trò Mạc Tử Sơn. Con đường công danh nhiều nhiêu khê nên thường tìm nơi núi rừng thanh vắng để quên đi nhọc nhằn thế sự. Một hôm, anh vào một ngôi chùa nhỏ giữa rừng trúc. Cảnh trí thanh tĩnh, u nhã, khiến khách trần phiền não đa đoan cảm thấy tâm tư thư thái. Khách cùng sư đàm đạo. Nhưng bất hạnh, khách đối diện với một vị Tăng quê mùa, thô lỗ, tuy tỏ vẻ ưa thích đàm luận văn chương. Chuyện trò càng lúc càng trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Bởi vị Tăng sính văn thơ, nay may gặp khách làng văn, nên cứ khẩn khoản lưu khách. Không tiện từ chối đột ngột, ông bèn mượn bút mực đề lên vách 4 câu thơ:  
Hựu đắc phù sinh bán nhật nhàn
Hốt văn xuân tận cưỡng đăng san
Nhân quá trúc viện phùng tăng thoại
Chung nhật hôn hôn túy mộng gian.
Trong cuộc phù sinh, nhà thơ được nửa ngày nhàn. Chợt nghe mùa xuân sắp hết, nên vội vàng lên núi. Đây là nhàn hạ mà thưởng xuân, chứ không phải do bận rộn mà hay xuân muộn nên vội vã đi tìm một chút nhàn. Nhân đi ngang qua viện trúc, gặp nhà sư, cùng trò chuyện. Câu chuyện càng trở nên nhạt nhẽo, khiến cho một nửa ngày nhàn của nhà thơ bỗng hóa ra một ngày đần độn như trong cơn mộng say. Nhà sư sính văn thơ tất nhiên vui mừng hớn hở, cảm tưởng mình đang gặp hạnh vận nên nhà chùa lưu được bút tích với một bài thơ tuyệt hay. Ông không nghĩ rằng chính mình đã khiến cho khách ban đầu đến chùa với tâm hồn thanh nhã, thư thái; nhưng sau một buổi nói chuyện với sư, tâm trí trở thành hôn ám. Trời, thiên nhiên, vẫn vậy, nhưng tính cách phù phiếm của con người làm cho thiên nhiên bị phơi ra giữa kịch đời sáo rỗng. Vậy ý nghĩa đích thực của ngôi chùa là gì?

 
 
 
 
 
 
 
 

Sau thời pháp thoại của Đại đức Thích Thanh Tâm, dưới sự chủ lễ của chư tôn đức Tăng bản tự, hàng Phật tử cùng nhất tâm thành kính tụng thời kinh Bổn Môn cầu nguyện quốc thái dân an.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

BBT website
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC