Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 13/08/2015 20:23 PM 
Hà Nội: Hội nghị tập huấn Tăng sự cho các hành giả an cư tại 09 trường hạ phía Đông
Ngày 28/06/Ất Mùi (12/08/2015) tại chùa Bằng Linh Tiên Tự - quận Hoàng Mai – Hà Nội – GHPGVN Tp Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn Tăng sự dành cho chư tôn đức hành giả đang an cư tại 09 trường hạ phía Đông Thành phố.
Ngày 28/06/Ất Mùi (12/08/2015) tại chùa Bằng Linh Tiên Tự - quận Hoàng Mai – Hà Nội – GHPGVN Tp Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn Tăng sự dành cho chư tôn đức hành giả đang an cư tại 09 trường hạ phía Đông Thành phố.
 
Tham dự và chứng minh hội nghị có HT.Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng Ban Hoằng pháp T.Ư- Trưởng BTS GHPGVN Tp Hà Nội; HT.Thích Thanh Nhã- Ủy viên TT HĐTS GHPGVN- phó Trưởng Ban TT Ban Nghi lễ T.Ư- Phó trưởng BTS GHPGVN tp Hà Nội; HT.Thích Thanh Phúc; TT Thích Chiếu Tạng - Ủy viên HĐTS GHPGVN kiêm Phó trưởng BTS GHPGVN Tp Hà Nội.TT.Thích Tiến Đạt – Phó trưởng Ban TT Ban pháp chế T.Ư- Phó ban kiêm chánh thư ký BTS GHPGVN Tp.Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên Hội nghị Tăng sự được BTS GHPGVN Tp.Hà Nội tổ chức vào đúng mùa An cư kiết hạ, đã quy tụ được hơn 400 chư tôn đức hành giả đang an cư tại 9 điểm trường hạ phía Đông Thành phố về tham dự hội nghị.

Hiện toàn thành phố Hà Nội là địa phương có số lượng Tăng Ni đông nhất đứng hàng đầu cả nước có gần 1700 Tăng Ni. Công tác Tăng sự,  Giáo dục Tăng Ni rất cần được quan tâm đặc biệt là trong thời kỳ Phật giáo phát triển và hội nhập.



 
Tại hội nghị, HT Thích Bảo Nghiêm- Trưởng BTS GHPGVN phát biểu khai mạc. Trong bài phát biểu Hòa thượng đã nhấn mạnh mục đích của Hội nghị nhằm chấn chỉnh lại tăng già, củng cố vai trò và hình ảnh của Tăng Ni Thủ Đô, tạo dấu ấn mẫu mực cho Tăng Ni trong các tỉnh thành noi theo. Hòa thượng cũng đã nhấn mạnh  về các nội dung chính của buổi tập huấn. Các hành giả được tiếp thu các ý kiến tại hội nghị trong việc Tiếp chúng độ nhân, an cư, giới đàn phải làm tốt ngay từ ban đầu thì tự viện Tăng Ni mới được chỉnh đốn và ngược lại Tự viện Tăng Ni làm tốt nhiệm vụ của người trụ trì thì việc tiếp chúng độ nhân cũng đảm bảo chất lượng.
 
Hòa thượng rất mong chư tôn đức là những người sứ giả của Như Lai tập trung để cùng nhau bàn thảo các nội dung chính về việc quản lý Tăng sự các việc làm này đã được lãnh đạo và các cấp chính quyền thành phố đánh giá cao trong các công tác an sinh trật tự an toàn xã hội và quản lý của nhà nước đối với tôn giáo.
 
Đặc biệt Phật giáo Thủ đô luôn đi đầu trong mọi công tác Phật sự cùng với tập thể Tăng ni đoàn kết hòa hợp. Hòa thượng Trưởng Ban đã  tin tưởng vào chất lượng của buổi tập sẽ hướng dẫn Tăng Ni trong toàn thành phố  đi đúng đường lối của Giáo hội và chính sách pháp luật của nhà nước
 

 
Thượng tọa Thích Tiến Đạt đề cập và cùng thảo luận 04 vấn đề  chính trong công tác tăng sự 

Trong buổi sáng toàn thể hội chúng được nghe TT Thích Tiến Đạt- Phó ban TT Ban pháp chế T.Ư thay mặt chủ tọa đoàn chủ trì hội nghị.  phân tích về các văn bản, nội quy và 04 vấn đề liên quan đến công tác Tăng sự. Các công tác về  quản lý Tăng Ni tự viện, tiếp chúng độ nhân, giới đàn và an cư. Về Quy ướt cộng trụ thượng tọa đã nhấn mạnh các vấn đề như an cư, thụ giới...các văn bản đó chư tôn đức tăng ni đã biết và thông qua từ trước, hôm nay chư tăng ni tìm hiểu sâu hơn và áp dụng vào thực tế.
 
Thượng tọa đã đề cập đến vai trò của người trụ trì rất quan trọng. Người trụ trì tự viện phải biết duy trì các thời khoá tụng niệm, sắp tới Giáo hội sẽ đề ra khoá tu để thống nhất các nghi lễ tại các chùa, việc quản lý Tăng Ni tự viện được đưa ra hàng đầu,  thể chế hóa với quy chế quản lý tự viện, đạo tràng là nơi tăng ni tu học nhằm bảo tồn phát huy phật giáo, đây cũng là sợi dây liên kết giữa phật tử việt nam trong nước và quốc tế.
 
 Về việc nuôi dạy và thu nạp đệ tử Người thầy phải thuyết giảng trao đổi những khúc mắc tâm tư của đệ tử. ngoài việc hành chính thì chư tăng cũng phải thỉnh tăng đến chứng minh, yết ma bạch nhị, có cha mẹ của đệ tử đồng ý chứng minh tránh tình trạng hư đốn của đệ tử xảy ra, vì khi có 1 đệ tử xuất gia thì dân làng,bà con Phật tử, sơn môn pháp phái,Giáo hội biết để chứng minh ủng hộ cho người đó tu tập và người đó cũng có ý thức nghĩa vụ xuất gia của mình là cao thượng.


 
Thượng tọa đã nhấn mạnh chúng ta phải làm được tất cả các việc của tăng mới đảm nhiệm các chức sự trong tăng được. Các chú tiểu hay tăng ni sinh bây giờ giống như các hòn gạch đã nung dỡ những người làm giáo dục phải nung lại, có những viên gạch bị phồng phải đập ra cho vào khuôn nung lại mới được. 
 
 Sắp tới Giáo hội sẽ mở lớp Sơ cấp cho các vị đệ tử hình đồng đã cạo đầu hoặc chưa cạo đầu đều đăng ký tham gia học 2 năm, sau đó mới thụ giới Sadi, Sadini, học Trung cấp, lớp học này sẽ đặt tại chùa Mộ Lao, quận Hà Đông.
 
Chư tôn đức trong các trường hạ phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, nội đa ngoại thiểu, bớt sự đi lại, ba tháng tu vì mình, 9 tháng sử dụng cho chúng sinh - Những cơ sở nào làm trường hạ cho chư tăng thì trong 3 tháng đó thuộc quyền của tăng. Thống nhất vào ngày khai và tạ pháp tai các hạ trường. Hành đạo là tu trong 3 tháng rút lại có 3 ngày hành sám ma, chỉ điểm những sai sót cho nhau để thanh tịnh tự tứ. Nên hành đạo ngày 1-13 để 14 tự tứ. Đêm 13 là tụng kinh thông tiêu giống như ngày Tết thức cả đêm để đón Giao thừa, hôm sau là tự tứ để đón nhận tuổi hạ. Trong an cư pháp có nghi thức Chúc tán, trước đây có Chúc tán an cư, thù ân...chúc tán nghĩa là thưa với các vị thần linh, hộ pháp ...cáo bạch.
 
Tất cả các việc của tăng  phải làm việc như pháp.  Về lễ tụng: Thời gian tới GHPGVN Thành phố Hà Nội sẽ đưa ra thống nhất cho khoá tụng, khoá sáng chiều và khoá ngọ ( Tứ thập bát nguyện). Các nghi lễ kỷ niệm Phật, Bồ Tát, khánh thành, tang ma phải làm cho thống nhất
 
Trong việc an cư buổi chiều không học tiểu trường nên Thành hội khuyến khích tụng kinh bộ. Các trường thực hiện tương đối tốt. Đọc kinh và tụng kinh rút ra những bài học cho ta tu hành, mong chư tôn đức lãnh đạo các trường hạ cố gắng nhắc nhở các hành giả an cư duy trì từ năm này đến năm khác cho tốt hơn. Thượng tọa hy vọng rằng Hội nghị tăng già sẽ  được diễn ra thường xuyên, chắc chắn Phật giáo Thủ đô sẽ ngày càng phát triển tốt trong tương lại. 


Thiếu tướng Bạch Thành Định - Phó Giám đốc CATP Hà Nội phát biểu tại hội nghị
 
Buổi chiều tại hội nghị toàn thể hội chúng được ngheThiếu tướng Bạch Thành Định - Phó Giám đốc CATP Hà Nội chia sẻ: Thiếu tướng đã nhấn mạnh đất nước ta  là một đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo, nhưng có một điểm rất cơ bản là các dân tộc đều chung sống rất hòa bình, hòa hợp trong cùng một đất nước Việt Nam. Đây là một đặc điểm lớn nhất bao trùm trong mọi thế hệ người Việt. Đặc điểm này cũng xuất phát từ truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, của những người con trên mảnh đất hình chữ S. Tuy là đất hẹp, số lượng dân cư không đông cho thế giới, thế nhưng dân tộc Việt đã hun đúc nên một sự đoàn kết, tương thân tương ái, vì thế có rất nhiều tôn giáo du nhập vào Việt Nam và chung sống dưới một mái nhà.
 
Vấn đề đầu tiên là truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam luôn được duy trì và phát triển. Hiện nay theo thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước thì có đến 80% dân số của đất nước ta có đời sống tín ngưỡng, và có khoảng 24 triệu tín đồ ở tất cả các tôn giáo. Hiện nay chúng ta có 13 tôn giáo và 36 tổ chức tôn giáo được cấp giấy chứng nhận hoạt động. Điều đó nói lên trong cuộc sống của chúng ta ngày nay đang có sự tồn tại của rất nhiều tôn giáo, và mỗi tôn giáo đều phát huy sức mạnh và ưu thế của mình trong đời sống.


 
 Nói riêng về Phật giáo, đây là một tôn giáo hình thành rất sớm, gắn bó với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, và nó gắn bó với nền kinh tế xã hội của dân tộc Việt Nam, đó là nền văn minh lúa nước. các vị chư tôn đức ở đây,đang lãnh một trách nhiệm hết sức vẻ vang, đều là những người làm việc trong một tôn giáo đông nhất, có ảnh hưởng xã hội lớn nhất và có sự gắn bó với việc hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam.
 
 Điều đó là điều rất đáng tự hào, không dễ để một tôn giáo nào có thể cạnh tranh được với Phật giáo. Sự hòa hợp, sự tồn tại của các tôn giáo trong lòng đất nước nói lên được bản lĩnh của dân tộc Việt Nam và nó toát lên được nét đẹp của Phật giáo cũng như các tôn giáo của dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện tính hòa đồng, chia sẻ, đoàn kết trong lòng dân tộc. Vì thế có người đã ví Việt Nam như một bảo tàng tôn giáo, ở đó các tôn giáo đều được tồn tại và được phát triển. Chúng ta có quyền tự hào rằng với truyền thống, với đạo đức mẫu mực của tôn giáo, chúng ta đã tạo được một xã hội hòa bình, đoàn kết, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước phát triển vững mạnh và đi lên.
 
Trong xã hội hiện nay có sự phát triển không đồng đều, chúng ta hãy duy trì một cuộc sống có đạo hạnh cùng nhau chia sẻ với cộng đồng.
Nhà nước đang rất mong muốn xây dựng một bộ luật tôn giáo tạo ra hành lang pháp lý rộng mở để tôn giáo được phát triển, đây là một vấn đề hết sức khó khăn, rất mong chư tôn đức cùng phối hợp tham gia xây dựng bộ luật tôn giáo đây là việc rất quan trọng. Hiện nay các vị trụ trì đều gắn với các địa bàn cụ thể, là các di tích văn hóa, mong rằng các vị hãy xây dựng chùa thành những địa chỉ văn hóa là biểu trưng của một xã hội văn minh, hiện đại và tràn đầy tình thân ái đó chính là mẫu hình trong thời đại ngày nay.


Ông Lê Văn Cửu - Phó giám đốc Sở hội vụ - Trưởng Ban tôn giáo Thành phố phát biểu tại hội nghị
 
Buổi chiều cùng ngày toàn thể chư tôn đức đã được nghe lời chia sẻ của Ông Lê Văn Cửu - Phó giám đốc Sở hội vụ - Trưởng Ban tôn giáo Thành phố tại hội nghị.
 
Về Công tác quản lý tôn giáo được tập trung vào 03 nội dung chính đó chính là quan điểm chủ trương của Đảng và nhà nước liên quan đến vấn đề tôn giáo, các công việc liên quan tập trung đến phật giáo với các công tác  xây dựng, công đức.., hướng dẫn tôn giáo gắn với địa phương.
 
Tại hội nghị ông cũng  đã chia sẻ  Phật giáo luôn là tôn giáo đi đầu gương mẫu trong thực hiện đoàn kết các tôn giáo và đoàn kết toàn dân tộc. Phật giáo đã được các nhà lãnh đạo đất nước trong các giai đoạn lịch sử khác nhau đánh giá là tôn giáo yêu nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử gần 2000 năm có mặt tại Việt Nam. Những hoạt động, đóng góp của Phật giáo luôn là tấm gương để các tôn giáo khác noi theo, cũng đã có những hoạt động từ thiện hiệu quả góp phần cùng nhau xây dựng xã hội mới tốt đẹp. Đó cũng chính là một trong những biểu hiện để khẳng định vai trò và giá trị đạo đức của tôn giáo.


 
Chúng ta đã có nhiều hiến pháp liên quan đến vấn đề tôn giáo và trải qua nhiều văn bản gần đây nhất là pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, với các nghị định của chính phủ. Trong thời gian tới sẽ Bộ luật tôn giáo sẽ soạn thảo về các vấn đề liên quan đến luật pháp, tín ngưỡng tôn giáo, dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 10/2016, bao gồm 12 chương và 79 điểm. Đây chính là nhu cầu tinh thần của tôn giáo rất bức thiết, xác định tôn giáo luôn tồn tại lâu dài trong xã hội của con người và luôn đồng hành cùng dân tộc.
 
Tôn giáo luôn khuyên mọi người làm lành trách dữ hiếu nghĩa thương yêu lẫn nhau, trong gia đình và cộng đồng đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.  chúng ta học Phật, biết chuyển hóa thân tâm qua việc bỏ những điều xấu ác, nuôi dưỡng những suy nghĩ tốt lành.
 
Ở Việt Nam, Phật giáo đã gắn bó với đất nước và dân tộc suốt 2000 năm và hiện có những cơ duyên để Phật giáo phát triển hơn xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của người dân cùng với chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước.
 
Sau hội nghị tập huấn tăng sự cho các trường hạ phía Đông GHPGVN Tp Hà Nội sẽ tiếp tục triệu tập Hội nghị tập huấn tăng sự lần 02 mùa an cư dành cho 09 trường hạ hậu an cư ở phía Tây của Thành phố  vào ngày 11/09 tức 29/07/Ất Mùi.

Xin giới thiệu chùm ảnh tại hội nghị:
 

 




















 

Cẩm Vân-Bảo Trinh

Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC