Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 02/08/2015 18:00 PM 
Ngày thứ bảy của khóa tập huấn Hoằng Pháp Viên
Chiều ngày 31/07/2015, tại Trụ sở BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội - chùa Bà Đá - số 3 phố Nhà Thờ - phường Hàng Trống - quận Hoàn Kiếm – HN, nằm trong chương trình tập huấn Hoằng Pháp viên cho hơn 100 cư sĩ Phật tử do Ban Hoằng Pháp GHPGVN Thành phố Hà Nội phối hợp cùng Ban hướng dẫn Phật tử GHPGVN Thành phố Hà Nội tổ chức, toàn thể đại chúng đã được nghe Thượng tọa Thích Tiến Đạt - Ủy viên thường trực HĐTS TW GHPGVN, Phó trưởng Ban Pháp chế TW, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội thuyết giảng với chủ đề "Tư tưởng kinh A Di Đà".
Đây sẽ là chủ đề được Thượng tọa Thích Tiến Đạt chia sẻ với hàng Phật tử trong 2 ngày 31/07 và 01/08/2015.
Mở đầu, Thượng tọa đã định nghĩa cho hàng Phật tử hiểu rõ hơn về Pháp môn Tịnh Độ và cõi Tịnh Độ của mười phương chư Phật, đồng thời nêu ra khái niệm rõ ràng về Tịnh Độ: “Nói về pháp môn Tịnh Độ và kinh A Di Đà có lẽ là các Phật tử chúng ta không ai không biết, không ai là không tụng. Câu A Di Đà Phật hoặc câu Nam Mô A Di Đà Phật đã trở nên thân thiết đối với tất cả các Phật tử cũng như những người xuất gia, kể cả những người không theo Đạo Phật. Trong Pháp môn Tịnh Độ, mười phương chư Phật đều có Tịnh Độ, Đông – Tây – Nam – Bắc tứ phương thượng hạ hết thảy đều có Tịnh Độ. Mà Đức Phật đã thành Phật, bất kể vị Phật nào cũng có Tịnh Độ. Đức Phật Thích Ca cũng có Tịnh Độ của Ngài.. Tịnh Độ của Đức Phật Thích Ca không khác gì Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Trong Kinh Dược Sư chúng ta cũng thấy nói Tịnh Độ của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai cũng giống như Tịnh Độ Tây Phương không có sai khác. Đã thành Phật thì vị Phật nào cũng có Tịnh Độ mà Tịnh Độ của chư Phật là giống nhau. Vậy Tịnh Độ là gì? Tịnh là Thanh tịnh, Độ là cõi nước. Nói ngắn gọn thì Tịnh Độ chính là cõi nước thanh tịnh. Cõi nước mà chúng ta đang ở, thế giới mà chúng ta đang ở được gọi là Sa Bà. Sa Bà là tiếng Phạn, dịch nó là uế độ. Nó đối lập với Tịnh Độ của chư Phật. Thế giới chúng ta đang ở là uế độ. Còn thế giới của chư Phật là Tịnh Độ. Vậy Tịnh Độ do đâu mà có, uế độ do đâu mà xuất hiện? Uế độ do tâm khấu uế của chúng sinh mà tạo thành, Tịnh Độ do tâm thanh tịnh của chư Phật và chúng sinh vãng sinh Tịnh Độ mà tạo nên. Tịnh hay uế đều ở nơi tâm của chúng ta. Vì vậy trong Kinh mới nói rằng “Tâm tịnh quốc độ tịnh, tâm nhơ quốc độ nhơ”. Sở dĩ thế giới này ô uế, bất tịnh đều do tâm chúng sinh bất tịnh tạo nên. Còn thế giới Tịnh Độ của chư Phật thanh tịnh vì tâm của chư Phật thanh tịnh và những người vãng sinh đến cõi nước của chư Phật đều phải đạt đến mức thanh tịnh mới tạo nên được. Cho nên Phật pháp chính là pháp môn tu từ tâm, mà tướng bên ngoài cũng tùy theo tâm mà chuyển. Tịnh hay uế hết thảy đều do tâm tạo nên, người nào có tâm thanh tịnh thì dù sống ở chốn uế độ cũng như đang sống trong cõi Tịnh Độ”.
Vì vậy, mục đích mà Đức Phật nói các kinh điển Tịnh Độ chính là mong muốn các Phật tử phải biết tu tập, chuyển hóa thân tâm thanh tịnh, xóa tan ba độc Tham – sân – si để biến sự uế độ trong tâm thành Tịnh Độ trang nghiêm. 
Qua đó, Thượng tọa cũng đã giải thích Uế độ là gì? Nguyên nhân dẫn tới sự uế độ trong tâm chúng sinh. Từ đó, Thượng tọa đã giảng giải cho đại chúng hiểu những điều tâm yếu của Phật thuyết  A Di Đà Kinh với mong muốn hàng Phật tử phải chuyển mê khai ngộ, tinh tiến tu tập bởi "Chúng sinh nên tin kinh này là một bản kinh mà hết thảy chư Phật đều hộ niệm". 
Thượng tọa Thích Tiến Đạt nhấn mạnh: "Chúng ta niệm Phật và tu Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn được hết thảy chư Phật hộ niệm. Do đó chúng ta niệm Phật 1 câu không phải riêng Đức Phật A Di Đà nhiếp thụ, không phải riêng Đức Phật Thích Ca tán trợ, mà cả mười phương hằng hà sa số chư Phật hiện tướng lưỡi dài rộng, nói lời thành thực, khuyên chúng ta nên tin, nên phát nguyện và được chư Phật hộ niệm. Không có một kinh nào mà có cả mười phương chư Phật hộ niệm cả. Cho nên niệm một Đức Phật là niệm hết thảy thế giới chư Phật. Do đó được chư Phật hộ niệm. Pháp môn này hết sức an toàn, hết sức thù thắng. Chúng ta niệm Phật ở đâu Phật hiện tiền ở đó, cho nên tự tính là Di Đà duy tâm là Tịnh Độ".


BBT website

Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC